* Hai ca mắc cúm A/H1N1 tử vong
(TNO) Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều nay 25.8.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.623 ca mắc TCM tại 59 tỉnh, thành và 17 địa phương có ca tử vong.
Trong những ngày qua, nhiều đoàn phòng chống dịch của Bộ Y tế vẫn tiếp tục kiểm tra tại các địa phương “nóng” về bệnh ở phía Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Long An...
Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh phía bắc cũng đã xuất hiện bệnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội...
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại: Mặc dù số bệnh tại các địa phương phía bắc vẫn chỉ rải rác nhưng có khả năng sẽ gia tăng, lan rộng và mạnh hơn về cường độ nếu không chủ động khoanh vùng dập dịch sớm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn và các đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình...
* Tại TP.HCM, chiều nay 25.8, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp khẩn với giám đốc các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch TCM trong khi số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM trong buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 8 vào chiều nay, hiện TP cũng đang phải đối phó với bệnh sốt xuất huyết gia tăng (với hơn 1.135 ca) và có 2 ca mắc cúm A/H1N1 tử vong trong tháng này.
TP.HCM hiện là địa phương đang có số ca mắc TCM cao nhất nước, với hơn 7.683 ca mắc và 24 ca tử vong (tính từ đầu năm đến nay). Số ca mắc TCM cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2010.
Liên Châu - Nguyên Mi
(TNO) Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều nay 25.8.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.623 ca mắc TCM tại 59 tỉnh, thành và 17 địa phương có ca tử vong.
Trong những ngày qua, nhiều đoàn phòng chống dịch của Bộ Y tế vẫn tiếp tục kiểm tra tại các địa phương “nóng” về bệnh ở phía Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Long An...
Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh phía bắc cũng đã xuất hiện bệnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội...
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại: Mặc dù số bệnh tại các địa phương phía bắc vẫn chỉ rải rác nhưng có khả năng sẽ gia tăng, lan rộng và mạnh hơn về cường độ nếu không chủ động khoanh vùng dập dịch sớm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn và các đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình...
* Tại TP.HCM, chiều nay 25.8, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp khẩn với giám đốc các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch TCM trong khi số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM trong buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 8 vào chiều nay, hiện TP cũng đang phải đối phó với bệnh sốt xuất huyết gia tăng (với hơn 1.135 ca) và có 2 ca mắc cúm A/H1N1 tử vong trong tháng này.
TP.HCM hiện là địa phương đang có số ca mắc TCM cao nhất nước, với hơn 7.683 ca mắc và 24 ca tử vong (tính từ đầu năm đến nay). Số ca mắc TCM cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2010.
Liên Châu - Nguyên Mi